Chi phí hàng nhập LCL mới nhất
LCL (Less than Container Load) là phương thức vận chuyển dành cho các lô hàng nhỏ, không đủ để lấp đầy một container. Thay vì phải thuê nguyên container (FCL – Full Container Load), doanh nghiệp có thể ghép hàng với nhiều đơn vị khác trong cùng một container. Việc này do các công ty giao nhận (forwarder) thực hiện, giúp tối ưu chi phí vận chuyển.
Phương thức LCL phù hợp khi doanh nghiệp có lượng hàng ít, không đủ để thuê riêng một container, giúp tiết kiệm chi phí thay vì phải trả tiền cho không gian trống. Đây cũng là lựa chọn lý tưởng cho những lô hàng có kích thước nhỏ, đa dạng hoặc không yêu cầu giao hàng gấp. Nếu doanh nghiệp đang thử nghiệm thị trường mới, nhập hàng mẫu để kiểm tra chất lượng trước khi đặt hàng số lượng lớn, LCL là giải pháp hợp lý.
Tuy nhiên, nhược điểm của LCL là thời gian vận chuyển có thể lâu hơn do hàng phải được gom từ nhiều nguồn khác nhau trước khi đóng container và phân phối sau khi đến cảng. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ giữa chi phí, thời gian giao hàng và mức độ ưu tiên của đơn hàng để chọn phương án vận chuyển phù hợp.

Phân loại các loại chi phí khi nhập khẩu hàng LCL
1. Phí local charges
Tên chi phí | Đơn vị | Đơn giá | Tiền tệ | Lưu ý |
Cầu cảng (THC) | CBM | 8 | USD | |
Kho CFS | CBM | 18 | USD | |
Phí LSS | CBM | 5 | USD | |
Phí phát lệnh (D/O) | Lô hàng | 30 | USD | |
Phí CIC | CBM | 5 | USD |
2. Cước biển LCL từ một số nước
Tuyến vận tải | Đơn vị | Đơn giá | Tiền tệ | Lưu ý |
USWC | CBM | 90 | USD | |
USEC | CBM | 110 | USD | |
Châu Âu (Bắc Âu) | CBM | 35 | USD | |
Châu Âu (Địa Trung Hải) | CBM | 35 | USD | |
Trung Quốc | CBM | 1 | USD | |
Hàn Quốc | CBM | 5 | USD | |
Nhật Bản | CBM | 5 | USD |
Một số yếu tố ảnh hưởng tới chi phí xuất hàng LCL
– Khối lượng và kích thước hàng hóa: chi phí thường được tính dựa trên trọng lượng (kg) hoặc thể tích (CBM). Hàng hóa cồng kềnh nhưng nhẹ có thể bị tính phí theo thể tích thay vì trọng lượng thực tế
– Tuyến đường vận chuyển: chi phí vận chuyển phụ thuộc vào khoảng cách, cảng đi – cảng đến và các tuyến đường có sẵn. Những tuyến ít phổ biến hoặc xa trung tâm logistics sẽ có giá cao hơn do ít lựa chọn vận chuyển
– Loại hàng hóa và tính chất đặc biệt cũng tác động đến chi phí. Hàng dễ hư hỏng, nguy hiểm hoặc có yêu cầu bảo quản đặc biệt (như hàng đông lạnh, hóa chất) thường phát sinh chi phí cao hơn do yêu cầu xử lý và bảo quản nghiêm ngặt
– Cuối cùng, các phụ phí và các chi phí phát sinh như phí bốc dỡ, lưu kho, kiểm hóa, phí mùa cao điểm hoặc các khoản thuế, phí hải quan cũng có thể làm tăng tổng chi phí
Những lưu ý khi nhập hàng LCL từ nước ngoài về Việt Nam
1. Kiểm tra thời gian vận chuyển và lịch tàu
Hàng LCL thường có thời gian vận chuyển dài hơn so với hàng FCL vì cần gom đủ hàng trước khi đóng container. Do đó, doanh nghiệp nên chủ động hỏi trước về lịch trình tàu, thời gian cắt máng (Closing Time) và thời gian vận chuyển dự kiến. Việc này giúp lên kế hoạch nhập hàng chính xác, tránh chậm trễ ảnh hưởng đến sản xuất hoặc kinh doanh.
2. Xác định chính xác chi phí và phụ phí
Khi vận chuyển hàng LCL, ngoài cước vận chuyển chính, còn có nhiều loại phụ phí như handling, phí CFS, phí DO, phí THC…. Các chi phí này có thể khác nhau tùy vào cảng đi, cảng đến và đơn vị vận chuyển. Để tránh phát sinh chi phí không mong muốn, doanh nghiệp cần yêu cầu báo giá chi tiết ngay từ đầu và kiểm tra kỹ các điều khoản liên quan.
3. Đóng gói hàng hóa đúng tiêu chuẩn
Hàng LCL được gom chung với nhiều lô hàng khác nhau, nên rủi ro hư hỏng do va đập là khá cao. Vì vậy, cần đóng gói chắc chắn, sử dụng vật liệu bảo vệ phù hợp. Nếu hàng dễ vỡ hoặc có yêu cầu đặc biệt, nên dán nhãn cảnh báo rõ ràng và thông báo trước cho đơn vị vận chuyển để được xử lý đúng cách.