Các cảng biển lớn của Trung Quốc và thời gian vận chuyển từ Việt Nam
Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với lượng hàng hóa xuất nhập khẩu mỗi năm lên đến hàng trăm tỷ USD. Trong chuỗi vận chuyển này, hệ thống cảng biển Trung Quốc đóng vai trò then chốt, là nơi tiếp nhận, phân phối và trung chuyển khối lượng hàng hóa khổng lồ đi khắp thế giới.
Việc nắm rõ thông tin về các cảng lớn tại Trung Quốc không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu thời gian giao hàng mà còn góp phần giảm chi phí logistics và hạn chế rủi ro. Mỗi cảng đều có đặc điểm riêng về vị trí địa lý, mã cảng quốc tế và thời gian vận chuyển khác nhau tùy theo tuyến từ Hải Phòng hay Cát Lái, Cái Mép, Đà Nẵng.
Hiểu được nhu cầu của doanh nghiệp, Fastran xin chia sẻ dưới đây sẽ giới thiệu ngắn gọn 6 cảng biển quan trọng nhất của Trung Quốc gồm: Thượng Hải, Ninh Ba, Thanh Đảo, Thâm Quyến, Thiên Tân và Hạ Môn – kèm theo thời gian vận chuyển trung bình từ Việt Nam, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và dễ dàng lựa chọn phương án phù hợp cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Danh sách những cảng biển lớn nhất Trung Quốc
1. Cảng Thượng Hải (Shanghai Port)
– Vị trí: Thành phố Thượng Hải, phía Đông Trung Quốc, cửa ngõ ra biển Hoa Đông.
– Mã cảng (UN/LOCODE): CNSHA
Thời gian vận chuyển từ Việt Nam:
– Từ cảng Hải Phòng: 4 – 6 ngày
– Từ cảng Cát Lái (TP.HCM): 6 – 8 ngày
Đây là cảng container lớn nhất thế giới. Có cơ sở hạ tầng hiện đại và kết nối trực tiếp với các khu công nghiệp, là điểm trung chuyển quan trọng trong khu vực Đông Á.
2. Cảng Ninh Ba (Ningbo-Zhoushan Port)
– Vị trí: Tỉnh Chiết Giang, phía Nam Thượng Hải.
– Mã cảng: CNNGB
Thời gian vận chuyển từ Việt Nam:
– Từ Hải Phòng: 5 – 7 ngày
– Từ TP.HCM: 6 – 9 ngày
Ningbo Là một trong những cảng biển bận rộn nhất thế giới, nổi bật với khả năng xử lý hàng rời và hàng container. Có kết nối tốt với các khu vực sản xuất lớn tại miền Đông Trung Quốc.
3. Cảng Thanh Đảo (Qingdao Port)
– Vị trí: Tỉnh Sơn Đông, ven biển Hoàng Hải.
– Mã cảng: CNTAO
Thời gian vận chuyển từ Việt Nam:
– Từ Hải Phòng: 7 – 8 ngày
– Từ TP.HCM: 7 – 9 ngày
Cảng Thanh Đảo là cửa ngõ thương mại quan trọng tại miền Bắc Trung Quốc, có năng lực xử lý hàng hóa đa dạng, từ container đến hàng lỏng, hàng rời.
4. Cảng Thâm Quyến (Shenzhen Port)
– Vị trí: Tỉnh Quảng Đông, giáp ranh với Hồng Kông.
– Mã cảng: CNSNZ
Thời gian vận chuyển từ Việt Nam:
– Từ Hải Phòng: 2 – 3 ngày
– Từ TP.HCM: 3 – 4 ngày
Shenzhen port là trung tâm logistics lớn tại miền Nam Trung Quốc, tập trung nhiều hãng tàu lớn và công ty xuất nhập khẩu. Cảng bao gồm nhiều khu vực nhỏ như Yantian, Shekou, Chiwan.
5. Cảng Thiên Tân (Tianjin Port)
– Vị trí: Thành phố Thiên Tân, gần Bắc Kinh, ven biển Bột Hải.
– Mã cảng: CNTNJ
Thời gian vận chuyển từ Việt Nam:
– Từ Hải Phòng: 12 – 18 ngày
– Từ TP.HCM: 12 – 18 ngày
Ghi chú: Là cảng lớn nhất miền Bắc Trung Quốc, phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu cho khu vực Bắc Kinh và các tỉnh phía Bắc. Có năng lực bốc dỡ hàng container, hàng lỏng, và hàng rời.
6. Cảng Hạ Môn (Xiamen Port)
– Vị trí: Tỉnh Phúc Kiến, đối diện Đài Loan.
– Mã cảng: CNXMN
Thời gian vận chuyển từ Việt Nam:
– Từ Hải Phòng: 4 – 6 ngày
– Từ TP.HCM: 5 – 7 ngày
Cảng Hạ Môn có vị trí chiến lược trong giao thương giữa Trung Quốc đại lục và khu vực Đông Nam Á. Cảng phát triển mạnh lĩnh vực container và dịch vụ logistics.
Các bước khi gửi hàng container đường biển đi Trung Quốc
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu và thực hiện booking với hãng tàu
Doanh nghiệp gửi yêu cầu vận chuyển đến đơn vị forwarder hoặc hãng tàu, cung cấp thông tin chi tiết về lô hàng: loại hàng, khối lượng, thời gian dự kiến, cảng đi – cảng đến. Dựa vào thông tin đó, forwarder tiến hành booking chỗ (submit booking) với hãng tàu và xác nhận lịch trình vận chuyển phù hợp.
Bước 2: Nhận chứng từ, chọn vỏ container và kiểm tra
Sau khi booking thành công, khách hàng cung cấp bộ chứng từ ban đầu: hợp đồng, invoice, packing list… Forwarder tiến hành:
– Lựa chọn vỏ container phù hợp (container thường, lạnh, hàng nguy hiểm…)
– Điều container rỗng về kho để đóng hàng
– Kiểm tra, hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu nhằm đảm bảo tính chính xác và hợp lệ trước khi khai hải quan
Bước 3: Khai báo hải quan điện tử
Forwarder tiến hành khai báo tờ khai hải quan qua hệ thống VNACCS. Sau khi được chấp nhận, hệ thống phân luồng (xanh, vàng, đỏ) và yêu cầu kiểm tra thực tế nếu cần thiết. Đây là bước then chốt đảm bảo tính pháp lý cho lô hàng trước khi xuất khẩu.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan và giao hàng tại cảng
Sau khi tờ khai được thông quan, container được vận chuyển đến cảng xuất (CY). Forwarder thực hiện các thủ tục giao nhận container tại cảng, nộp đầy đủ chứng từ và lệnh giao hàng cho cảng để hàng được xếp lên tàu theo đúng lịch trình.
Bước 5: Thanh toán chi phí và theo dõi hành trình
Khách hàng tiến hành thanh toán các khoản chi phí: cước tàu, local charges, phí dịch vụ… Forwarder cập nhật thông tin hành trình hàng hóa và cung cấp Bill of Lading (Vận đơn đường biển) cho khách. Đây là chứng từ quan trọng để người nhận hàng làm thủ tục nhập khẩu tại nước đến.