Vai trò của mỗi bộ phận trong chuỗi vận tải hàng không
Vận tải hàng không đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nếu như trước đây, ngay cả các hãng hàng không cũng chỉ tập trung về dịch vụ vận chuyển hành khách, thì gần đây, đặc biệt sau đại dịch COVID 19, nhu cần vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ngày càng gia tăng. Chuỗi cung ứng hàng hóa ngày nay yêu cầu tốc độ giao hàng nhanh hơn, an toàn hơn, phù hợp với thời đại thương mại điện tử bùng nổ. Vậy trong chuỗi vận tải hàng không, có những bộ phận cấu thành nào? Và vai trò của từng bộ phận là gì? Fastrans sẽ chia sẻ đầy đủ qua bài viết sau đây.
Có 5 bộ phận trong chuỗi vận tải hàng không quốc tế
Để cấu thành nên một chuỗi vận tải hàng không, đặc biệt là chặng quốc tế, không thể thiếu các bộ phận sau:
– Người gửi hàng (Shipper)
– Đại lý vận chuyển hàng hóa (Carrier)
– Người nhận hàng (Consignee)
– Môi giớ, tư vấn hải quán (Customs brokerage)
– Các công ty khai thác mặt đất (GHA-Ground Handling Agents)
1. Vai trò của người gửi hàng
Trong chuỗi vận tải hàng không, người gửi hàng (shipper) có trách nhiệm cung ấp cho đại lý vận tải hàng hóa bản in hướng dẫn vận chuyển. Thông thường là bản chụp, hoặc bẩn mềm của chứng từ thương mại như hóa đơn, phiếu đóng gói,…
Trong nhiều trường hợp, người gửi hàng cần cung cấp cho người nhận hàng bản cứng của các tài liệu khác được yêu cầu hợp pháp ở định dạng giấy tại nơi đến thông qua chuyển phát nhanh hoặc gửi cùng lô hàng.
2. Vai trò của đại lý vận chuyển hàng hoá
Tại vai trò này, hãng hàng không (Airline) hoặc đại lý của họ sẽ có thực hiện các công việc sau:
– Tạo và gửi vận đơn hàng không (Airway Bill), theo hướng dẫn của người gửi hàng, bao gồm tên của người gửi hàng trong thông báo
– Đặt vận đơn hàng không, hoá đơn, danh sách đóng gói, điện hàng không (FWB) và sắp xếp hãng vận chuyển. Các chứng từ khác như Giấy chứng nhận xuất xứ, hoá đơn thương mại có thể được đặt cùng vào tệp tài liệu đi cùng chuyến hàng
– Cung cấp cho người gửi hàng vận đơn hàng không, bản sao PDF hoặc bản sao giấy có chữ ký.
3. Vai trò của người nhận hàng
– Cung cấp cho người môi giới/ tư vấn Hải quan hoá đơn giấy (hoặc bản scan), danh sách đóng gói, và giấy chứng nhận xuất xứ có tính pháp lý cũng như bản in của các tài liệu khác bằng đường chuyển phát nhanh/ bưu điện/ chuyển trực tiếp trước khi nhận hàng.
– Nhận thông báo hàng đến từ hãng vận chuyển tại điểm đến
– Sắp xếp nhận và giao lô hàng.
4. Môi giới/ tư vấn hải quan
– Nhận từ người nhận hàng các tài liệu giấy khác được yêu cầu hợp pháp ở định dạng giấy, ví dụ như chứng chỉ CITES, qua chuyển phát nhanh trực tiếp.
– Nhận được từ người vận chuyển tại điểm đến hoặc GHA thông báo đến, cũng như vận đơn hàng không cùng với các chứng từ thương mại, ví dụ như hoá đơn, danh sách đóng gói và giấy chứng nhận xuất xứ có tính pháp lý từ tệp tài liệu bằng chuyển phát nhanh.
– Lập tờ khai hải quan hàng nhập khẩu trước khi người nhận hàng nhận hàng.
– Nộp hồ sơ khai báo hàng hoá nhập khẩu của hải quan để thông quan lô hàng, cung cấp thêm bất kỳ chứng từ giấy tờ nào nếu được yêu cầu.
– Thực hiện các dịch vụ thêm theo chỉ dẫn của người nhận hàng, ví dụ như nhận và giao lô hàng.
5. Vai trò của công ty khai thác mặt đất (GHA-Ground Handling Agents)
Trong trường hợp hãng hàng không vận hành cơ sở kho hàng của riêng mình, GHA có thể được sử dụng để cung cấp các dịch vụ đó tại điểm khởi hành, điểm đến, điểm trung chuyển hoặc cả ba. GHA phải giải quyết tất cả các thủ tục hải quan liên quan đến việc xử lý hàng hoá:
– Nhận lô hàng cùng với tệp tài liệu từ đại lý vận chuyển hàng hoá và đưa lô hàng đó cho đơn vị phục vụ sân đỗ để chuyển lên máy bay.
– Cung cấp biên lai kho cho đại lý vận chuyển hàng hoá để xác nhận trọng lượng hàng hoá, khối lượng và số lượng kiện hàng đã nhận.
– Nộp tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu tại điểm xuất phát và chuyển dữ liệu trở lại hãng vận tải để chuyển tiếp đến sân bay đến
– Tại đầu nhập khẩu: chấp nhận cước phí từ chuyến bay đến và thông báo cho người môi giới/ tư vấn hải quan/ người nhận hàng và cung cấp phiếu giao hàng cho người môi giới/ đại lý nhập khẩu nhận hàng tại điểm đến (nếu cần) để xác nhận trọng lượng hàng hoá, khối lượng và số lượng hàng đã giao.