Tìm hiểu thị trường nhập khẩu tại Nam Phi mới nhất
Nam Phi được biết đến là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất châu Phi. Với thị trường mở, tiềm năng lớn về sức mua và tiêu dùng, đất nước Nam Phi đang nổi lên là mảnh đất tiềm năng của nhiều nhà kinh doanh thương mại quốc tế. Bài viết dưới đây được Fastrans tổng hợp và chia sẻ những thông tin về thị trường Nam Phi, đặc biệt là các quy định, thuế quan áp dụng cho hàng nhập khẩu.
Tổng quan thị trường Nam Phi
Nam Phi được coi là nền kinh tế phát triển và tiên tiến nhất châu Phi, đồng thời có môi trường kinh doanh thân thiện nhất trên lục địa. Điều này khiến Nam Phi trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư, các công ty nước ngoài muốn mở rộng thị trường sang khu vực cận Sahara. Với dân số hơn 60 triệu người và diện tích 1,22 triệu km², Nam Phi còn được biết là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về bạch kim, vanadi, crôm và mangan.
Có 4 lý mà các thương nhân nên mở rộng kinh doanh tại Nam Phi:
Lợi thế về địa lý và ngôn ngữ: Nam Phi nổi bật với vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển, sử dụng rộng rãi tiếng Anh và các quy trình pháp lý minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty mới tham gia thị trường
Môi trường kinh doanh thuận lợi: Nam Phi được đánh giá là môi trường kinh doanh tốt nhất ở châu Phi, đặc biệt trong các lĩnh vực như pháp lý, quảng cáo, tiếp thị và gia công quy trình
Thị trường trung lưu phát triển: Với tầng lớp trung lưu đang ngày càng gia tăng, Nam Phi trở thành vườn ươm cho các ý tưởng kinh doanh mới. Những mô hình kinh doanh triển khai tại đây có thể dễ dàng mở rộng sang các thị trường châu Phi cận Sahara khác
Hợp tác kinh doanh linh hoạt: Các công ty Nam Phi sẵn sàng hợp tác theo nhiều hình thức như đại lý, cấp phép, liên doanh, sáp nhập và mua lại
Thủ tục hải quan và các quy định khác tại Nam Phi
1. Thuế nhập khẩu
Nam Phi áp dụng mức thuế Tối huệ quốc (MFN) đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia trên thế giới, đồng thời áp dụng mức thuế ưu đãi cho các sản phẩm từ các nước mà Nam Phi ký hiệp định thương mại tự do (FTA). Tính từ 1994, đất nước này cũng đã giảm thuế suất trung bình từ hơn 20% xuống còn 7,1% vào năm 2020.
Trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu vào Nam Phi được tính bằng trị giá FOB, và tuân thủ Mã định giá hải quan của WTO (ex-GATT). Trị giá dùng cho mục đích tính thuế hải quan là trị giá giao dịch hoặc giá đã thanh toán hoặc phải thanh toán.
2. Chứng từ nhập khẩu gồm những gì?
Quy trình nhập khẩu của Nam Phi khá phức tạp. Cơ quan Thuế vụ Nam Phi (SARS) áp dụng nghiêm ngặt khoảng 90.000 mã thuế cho tất cả hàng nhập khẩu. Các nhà nhập khẩu mới nên hợp tác với các đại lý giao nhận hàng hóa/thông quan uy tín và am hiểu về quy định của Nam Phi. Thông thường 1 lô hàng nhập khẩu tại đây thường yêu cầu bộ chứng từ như sau:
– Vận tải đơn (Bill of Lading)
– Tờ khai hải quan theo mẫu DA59
– Hóa đơn thương mại (Commercial invoice): 1 bản gốc và 4 bản copy
– Đơn bảo hiểm (đối với hang hóa vận chuyển bang đường biển)
– Phiếu đóng gói (Packing list)
3. Tem nhãn mác hàng hóa
Nam Phi có bộ quy tắc rất hiệu quả về nhãn, mác hàng hóa. Cục Tiêu chuẩn Nam Phi (SABS), thuộc Bộ Thương mại, Công nghiệp và Cạnh tranh (DTIC), cùng các đại lý được công nhận, chịu trách nhiệm cấp phép và đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia. Các lĩnh vực được SABS quản lý chặt chẽ về nhãn mác bao gồm:
– Hóa chất
– Kỹ thuật điện
– Thực phẩm và sức khỏe
– Cơ khí và vật liệu
– Khai thác mỏ và khoáng sản
– Dịch vụ vận tải
Tiềm năng kinh doanh tại Nam Phi
1. Kênh phân phối và bán hàng
Nam Phi có một hệ thống bán buôn và bán lẻ phát triển mạnh mẽ. Rất nhiều nhà sản xuất nước ngoài bán trực tiếp cho các tổ chức bán lẻ Nam Phi, bao gồm các tập đoàn lớn về hàng tiêu dùng, cửa hàng bách hóa, chuỗi cửa hàng và các nhóm hợp tác của các nhà bán lẻ độc lập, đảm nhận chức năng mua, bán và lưu kho bán buôn.
Hệ thống bán lẻ của Nam Phi rất đa dạng, bao gồm các cửa hàng nhỏ, cửa hàng chuyên doanh (quần áo, điện tử, đồ nội thất), cửa hàng độc quyền, chuỗi cửa hàng (tạp hóa, quần áo, đồ vệ sinh cá nhân, đồ gia dụng), cửa hàng bách hóa, cửa hàng bán lẻ bán buôn tiền mặt và mang theo, và các cửa hàng hợp tác xã phục vụ khu vực nông thôn. Các siêu thị lớn và đại siêu thị nằm trong các trung tâm mua sắm ngoại ô, cung cấp hầu hết các mặt hàng tiêu dùng với số lượng lớn, đáp ứng khoảng 90% nhu cầu hàng tồn kho thương mại tiêu dùng trong nước.
2. Thương mại điện tử phát triển
Thương mại điện tử ở Nam Phi đang phát triển mạnh mẽ với các danh mục sản phẩm hàng đầu là quần áo và trang phục, tiếp theo là giải trí trực tuyến. Các nền tảng giao đang tăng trưởng nhanh chóng, với UberEATS cạnh tranh cùng nền tảng nội địa Mr Delivery. Người tiêu dùng Nam Phi rất nhạy cảm về giá cả và ưa thích các chương trình khuyến mãi, phiếu giảm giá trực tuyến. Họ dành nhiều thời gian trực tuyến để nghiên cứu giá tốt hơn và tìm kiếm đề xuất sản phẩm trên mạng xã hội, thể hiện sự tinh tế và thận trọng trong hành vi mua sắm.