Thuế và thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Hàn Quốc mới nhất
Nếu bạn đang tìm hiểu về thị trường Hàn Quốc để đầu tư, hay cần thông tin về thị trường xứ kinh chi để chuẩn bị cho công việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử của mình, thì bài viết dưới đây của Fastrans chắc chắn phù hợp với bạn. Là đại lý kho vận lâu năm, chúng tôi hiểu rất rõ thị trường Hàn Quốc: từ đặc điểm kinh tế, thuế, hay quy định thủ tục xuất nhập khẩu.
Tổng quan về thị trường Hàn Quốc
Là nền kinh tế lớn thứ 13 thế giới và thuộc top đầu châu Á, Hàn Quốc đem lại nhất nhiều cơ hội kinh doanh cho không chỉ thương nhân trong nước mà cả nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh những cơ hội, cũng không ít những thách thức được đặt ra sau đại dịch Covid 19. Dưới đây là tổng quan về nền kinh tế xứ kim chi từ năm 2020 đến 2022:
Chỉ số kinh tế | 2020 | 2021 | 2022 |
GDP (Tỷ USD) | 1,645 | 1,811 | 1,734 |
GDP đầu người (USD) | 31,728 | 35,004 | 33,592 |
Tăng trưởng GDP | -0.70% | 4.15% | 2.59% |
Lạm phát | 0.50% | 2.50% | 5.10% |
Tỷ lệ thất nghiệp | 3.94% | 3.67% | 3% |
Tìm hiểu về thuế nhập khẩu tại Hàn Quốc
Hàn Quốc duy trì một hệ thống thuế quan nhằm góp phần ổn định thị trường trong nước. Theo đó, thuế nhập khẩu có thể được chính phủ điều chỉnh mỗi 6 tháng một lần.
Ngoài thuế nhập khẩu, Hàn Quốc áp dụng mức thuế VAT 10% cho tất cả hàng hóa nhập khẩu (bằng với mức áp dụng cho hàng sản xuất nội địa). Có một số loại thuế khác từ 10-20% được áp cho một số mặt hàng đặc biệt như sản phẩm xa xỉ, hàng hóa tiêu dùng lâu bền (durable consumer goods). Thuế VAT này phải được trả bằng tiền Won trong vòng 15 ngày kể từ khi hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc.
Một điểm cần lưu ý nữa là trị giá tính thuế hàng nhập khẩu được tính dựa trên cơ sở Cost-Insurance-Freight (CIF). Hải quan Hàn Quốc sẽ có nhiều phương thức tính trị giá tính thuế, thông tường là phương pháp trị giá giao dịch.
Những quy định về thủ tục nhập khẩu cần lưu ý
Tem nhãn mác hàng hóa nhập khẩu
Hàn Quốc có yêu cầu cụ thể về nhãn mác đối với một số sản phẩm như dược, thực phẩm hữu cơ và thực phẩm chức năng được sản xuất thông qua công nghệ sinh học. Trong đó, nội dung nhãn mác được yêu cầu bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hàn, và đáp ứng tối thiểu nội dung yêu cầu.
Chứng từ nhập khẩu hàng hóa gồm những gì?
Theo quy định của pháp luật Hàn Quốc, đơn vị xuất khẩu/nhập khẩu cần phải xuất trình bộ chứng từ bao gồm:
– Vận tải đơn: bill of lading, airway bill hoặc truck way bill
– Phiếu đóng gói: packing list
– Hóa đơn thương mại: commercial invoice
– Chứng thư bảo hiểm
– Một số chứng từ khác về chất lượng, xuất xứ hàng hóa
Hàng hóa hạn chế nhập khẩu
Súng, ma túy, sản phẩm khiêu dâm, tư liệu phản động, tư liệu phản quốc gia, và hàng giả là những vật phẩm bị cấm nhập khẩu vào Hàn Quốc.
Hàn Quốc là thị trường mở với hơn 21 hiệp định thương mại tự do (FTA)
Trước xu hướng mở rộng các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) toàn cầu, Hàn Quốc tích cực thúc đẩy các FTA nhằm đảm bảo tính cạnh tranh không chỉ cho hàng hóa xuất khẩu, mà còn nhằm ổn định cũng như nâng cao chất lượng thị trường tiêu dùng trong nước. Kết quả là có 21 FTA được Hàn Quốc ký với tổng cộng 59 quốc gia trên toàn thế giới:
- EFTA (Hàn Quốc + 4 quốc gia): Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein
- ASEAN (Hàn Quốc + 10 quốc gia): Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Việt Nam, Thái Lan
- Hiệp định FTA giữa Hàn Quốc và 27 quốc gia châu Âu: Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển
- Hiệp định FTA giữa Hàn Quốc và 5 quốc gia Trung Mỹ: Nicaragua, Honduras, Costa Rica, El Salvador, Panama
- RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực): Hàn Quốc, 10 quốc gia thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand
- Ngoài ra có một số quốc gia khác: Ấn Độ, Peru, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Trung Quốc, Colombia, Israel, Vương quốc Anh,…