Thị trường Nhật Bản: thuế và thủ tục nhập khẩu mới nhất

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp, cũng như thương nhân tư nhân quan tâm đến việc tiếp cận thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, làm sao để tiếp cận được thị trường tiềm năng này? Cũng như thuế và các thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại đây ra sao? Có rất nhiều khúc mắc cần được giải đáp. Bài viết dưới đây của Fastrans sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nền kinh tế và thương mại Nhật Bản.

Nhập khẩu vào Nhật Bản cần lưu ý về thuế và các thủ tục chuyên ngành

Tổng quan về thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường rất tiềm năng cho doanh nghiệp và thương nhân kinh doanh thương mại. Dưới đây là một số đặc điểm thu hút của thị trường này:

– Dân số Nhật Bản đang già nhanh chóng và lực lượng lao động đang giảm. Vì thế, nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài là rất nhiều, từ hàng hóa tiêu dùng, dược phẩm, đồ công nghệ, cho đến du lịch và các dịch vụ tài chính

– Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu rất nhiều tài nguyên tự nhiên. Điều này khiến quốc gia xứ anh đào dành nhiều nguồn lực vào năng lượng và các giải pháp năng lượng tái tạo, cũng như thực phẩm và các mặt hàng khác

– Nhật Bản có nền kinh tế tiêu dùng lớn, rộng khắp và đa dạng. Trong đó, người tiêu dùng với thu nhập bình quân 34,064 USD/năm sẽ thường xuyên tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, theo xu hướng, hiện đại

– Các sản phẩm mà thị trường này cần nhiều nhất bao gồm: Công nghệ tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp, Máy bay và các bộ phận liên quan, Điện toán đám mây, Công cụ máy công nghiệp, Thiết bị y tế, Năng lượng hạt nhân dân sự, Mua sắm quốc phòng, Bán dẫn, Dược phẩm, Thương mại điện tử, Ô tô

Tìm thiểu về thuế nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản

Nhật Bản được đánh giá là quốc gia đánh thuế nhập khẩu thấp nhất thế giới. Giống như các nước trong Hiệp hội hải quan thế giới (WCO), Nhật Bản sử dung mã hệ thống hài hòa hóa (HS code) để xác định tỷ lệ thuế. Cụ thể thuế suất áp dụng cho từng mặt hàng được tổng quy định tại đây. Fastrans tổng hợp mức thuế suất một số mặt hàng phổ biến được nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản:

– Tính thuế suất trung bình: 4.3%
– Sản phẩm nông nghiệp:15.5 %
– Sản phẩm không phải nông nghiệp: 2.5 %
– Máy móc không điện : 0.0 %
– Máy móc điện : 0.2 %
– Thiết bị vận chuyển : 0.0 %
– Sản xuất, không được phân loại khác : 1.1 %
– Quần áo : 9.2 %
– Hóa chất : 2.3 %

Một số quy định về nhập khẩu hàng hòa vào Nhật Bản

1. Quy định về thủ tục hải quan

Tất cả lô hàng muốn nhập vào Nhật Bản cần phải khai báo hải quan, xin giấy phép bởi cơ quan có thẩm quyền, và thanh toán thuế hải quan và thuế tiêu thụ (nếu có). Thông thường, các đơn hàng đầu tiên sẽ gặp khó khăn về vấn đề thủ tục do cơ quan quản lý thường kiểm soát rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp, thương nhân nên thuê một đơn vị logistics hoặc đại lý hải quan như Fastrans để giúp thuận lợi hóa thủ tục nhập khẩu.

Tờ khai hải quan bắt buộc phải thể hiện chi tiết về số lương và trị giá nhập khẩu. Chứng từ bao gồm: hóa đơn (invoice), phiếu đóng gói (Packing list), vận đơn (Bill of Lading), chứng từ bảo hiểm và giấy chứng nhận xuất xứ. Ngoài ra một số loại tài liệu khác cũng có thể cần đến. Ví dụ hàng hóa cần giấy phép nhập khẩu hoặc giấy chứng nhận sức khỏe.

Trước đây, thời gian thông quan trung bình tại Nhật Bản là 2-3 ngày đối với hàng hóa đường biển và 1 ngày đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không. Tuy nhiên, với việc áp dụng hệ thống Nippon Automated Cargo Clearance System (NACCS) giúp việc thông quan có thể được thực hiện trực tuyến, rút ngắn rất nhiều thời gian xử lý thủ tục xuất nhập khẩu.

2. Các mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào Nhật Bản

Nhật Bản nghiêm cấm nhập khẩu ma túy và các dụng cụ liên quan, súng, các bộ phận và đạn dược của súng, thuốc nổ và thuốc súng, các vật liệu tiền chất cho vũ khí hóa học, vi khuẩn có thể được sử dụng cho khủng bố sinh học, hàng giả mạo hoặc tiền xu hoặc tiền giả mạo, vật liệu khiêu dâm, hoặc hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các mặt hàng khác cũng bị hạn chế bao gồm một số sản phẩm nông sản và thịt, các loài có nguy cơ tuyệt chủng và sản phẩm như ngà voi, phần cơ thể và lông của động vật mà thương mại bị cấm bởi các hiệp ước quốc tế.

Ngoài ra, Nhật Bản áp đặt hạn chế đối với việc bán hoặc sử dụng một số sản phẩm liên quan đến sức khỏe như sản phẩm y tế, dược phẩm, sản phẩm nông nghiệp và hóa chất. Đối với những sản phẩm này, hải quan Nhật Bản sẽ xem xét và đánh giá sản phẩm để xác định tính phù hợp cho việc nhập khẩu trước khi gửi hàng đến Nhật Bản. Cũng cần lưu ý rằng xà phòng, dầu gội, kem đánh răng, thuốc nhuộm tóc và các vật dụng cá nhân khác có thể thuộc vào loại “sản phẩm gần giống thuốc” hoặc mỹ phẩm (tùy thuộc vào thành phầm của sản phẩm).

Nhật Bản là thị trường tiềm năng về E-Commerce

Nhật Bản là thị trường thương mại điện tử (E-Commerce) lớn thứ tư trên thế giới sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Theo đó, người tiêu dùng Nhật Bản thường xuyên mua sắm trực tuyến xuyên biên giới, với trị giá 2,5 tỷ đô la từ các cửa hàng trực tuyến vào năm 2022, tăng 5,9% so với năm trước, cho thấy rằng người tiêu dùng Nhật Bản đang mua nhiều sản phẩm không chỉ từ các cửa hàng trực tuyến Nhật Bản mà còn từ các nhà bán lẻ trực tuyến toàn cầu. Thị trường thương mại điện tử cho khối Doanh nghiệp đến Doanh nghiệp (B2B) của Nhật Bản cũng được ước tính là 3 nghìn tỷ đô la dựa trên tổng số giao dịch thương mại giữa các công ty trong tất cả các ngành công nghiệp ở Nhật Bản.

Leave A Comment

Thông tin liên lạc

Công ty TNHH Vận tải quốc tế Fastrans

Địa chỉ: số 8, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0935 952 699