Phân tích thị trường xuất nhập khẩu tại Nigeria
Nếu bạn đang có nhu cầu tiếp cận Nigeria thì bài chia sẻ dưới đây của Fastrans sẽ rất hữu ích. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động tại thị trường này, chúng tôi chắc chắn sẽ giúp quý khách hàng phát triển hoạt động kinh doanh của mình tại đất nước Tây Phi này.
Tổng quan về thị trường Nigeria
Nigeria là thị trường mở với nhiều cơ hội
Nigeria có thị trường lớn nhất châu Phi với dân số hơn 200 triệu người. Không chỉ cung cấp lực lượng lao động giá rẻ, đây cũng hứa hẹn là thị trường tiêu dùng tiềm năng. Các doanh nghiệp nước ngoài có thể tìm kiếm cơ hội ở nhiều lĩnh vực khác nhau:
– Hàng không vũ trụ
– Sản phẩm và thiết bị nông nghiệp
– Ô tô, xe tải, xe buýt và thiết bị
– Thiết bị xây dựng và di chuyển đất
– Giáo dục và đào tạo
– Thiết bị điện và phát điện
– Nhượng quyền thương mại
– Dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thiết bị y tế
– Công nghệ thông tin và thiết bị cộng đồng
– Thiết bị dầu khí
– Thiết bị an ninh và an toàn
Một số thách thức khi tiếp cận thị trường Nigeria
Nigeria đem đến rất nhiều cơ hội kinh doanh nhưng đi kèm với thách thức về chi phí kinh doanh cao, cơ sở hạ tầng kém, tham nhũng và thủ tục phức tạp tại cảng. Các công ty nước ngoài khi thành lập chi nhánh hoặc văn phòng tại đây cần tìm kiếm đối tác có năng lực. Ngoài ra, việc gặp phải sự cạnh tranh với các sản phẩm giá rẻ từ các nhà cung cấp Trung Quốc cũng là thách thức không nhỏ tại đây.
Quy định về hải quan quan và thủ tục chuyên ngành
Các loại thuế tại Nigeria
1. Thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT)
- Mức thuế VAT tiêu chuẩn: 7,5% (tăng từ 5% vào ngày 1/2/2020).
- Hàng hóa áp dụng thuế suất 0%: hàng hóa viện trợ hoặc thuộc diện ngoại giao
- Hàng hóa được miễn thuế: phục vụ cho các khu chế xuất (EPZs) hoặc khu thương mại tự do (FTZs), thực phẩm cơ bản, sản phẩm và dịch vụ y tế, sản phẩm dược phẩm, sách và tài liệu giáo dục, và dịch vụ xuất khẩu.
2. Thuế Nhập Khẩu
- Áp dụng: Chỉ đối với hàng nhập khẩu
- Mức thuế: Thay đổi từ 5% đến 35%, dựa trên Hệ thống Hài hòa hóa (HS code) hiện hành
3. Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt
- Áp dụng: Đối với bia và stout, rượu vang, rượu mạnh, thuốc lá và thuốc lá đồng nhất.
- Mức thuế: 20%, áp dụng cho hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu vào Nigeria.
Bộ chứng từ yêu cầu gồm những gì?
Để thông quan hàng hóa nhập khẩu vào Nigeria, các thương nhân thường phải xuất trình vận đơn (Bill of Lading), hóa đơn thương mại (Commermcial invoice), giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), tờ khai mẫu Form ‘M’, danh sách đóng gói và phiếu đóng gói (packing list).
Quy định về tem, nhãn mác
Chính phủ Nigeria yêu cầu các sản phẩm nhập khẩu vào nước này phải hiển thị các thông tin bao gồm tên sản phẩm, quốc gia xuất xứ, thông số kỹ thuật, ngày sản xuất, số lô, và các tiêu chuẩn sản xuất (ví dụ: BS, DIN, ISO/IEC, NIS). Đối với các mặt hàng như mỹ phẩm, thực phẩm và đồ uống, sản phẩm phải có ngày hết hạn hoặc thời hạn sử dụng, cũng như thành phần hoạt tính (nếu có). Các sản phẩm có nhãn kép hoặc nhiều nhãn sẽ bị tịch thu hoặc từ chối nhập khẩu.
Kênh bán hàng và phân phối tại Nigeria
Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ
Nền kinh tế Nigeria đang thúc đẩy việc sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt khi các hình thức thanh toán kỹ thuật số và ngân hàng điện tử được triển khai trên khắp các bang. Hiện nay, nhiều giao dịch có thể thực hiện điện tử thông qua các nền tảng dịch vụ tài chính kỹ thuật số. Đây cũng chính là tiền đề để phát triển thương mại điện tử tại đây.
Phân phối và bán hàng
Các công ty nước ngoài thường phân phối và bán hàng thông qua các đối tác địa phương. Tại đây hoạt động giao hàng và hậu cần logistics cũng khá phát triển. Lagos, Kano, Abuja và Enugu có sân bay quốc tế phục vụ tốt hoàng hóa xuất nhập khẩu. Các cảng biển Apapa và Tin Can Island ở Lagos xử lý lượng lớn hàng hóa, dù thường xảy ra chậm trễ trong việc thông quan.
Ngoài ra, chính phủ Nigeria đang tái đầu tư vào vận tải đường sắt để vận chuyển hàng hóa từ cảng biển đến các tỉnh thành và thành phố khác. Điều này được chú trọng do tình trạng tồi tệ của giao thông đường bộ và tắc nghẽn.