Danh sách 10 cửa khẩu giữa Việt Nam và Lào chuẩn nhất
Việt Nam và Lào là 2 quốc gia láng giềng có truyền thống về văn hóa, lịch sửa, xã hội. Ngày nay, thương mại giữa 2 quốc gia cũng phát triển từng ngày. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu xăng dầu các loại, phân bón, sắt thép, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, sắt thép,…sang Lào. Ngược lại, Lào là nhà cung cấp các sản phẩm gỗ, phân bón các loại, cao su, ngô,… Sự giao thương này còn phát triển mạnh mẽ tại các cửa khẩu giữa 2 nước. Hiện nay, có tổng cộng 10 cửa khẩu chính giữa Việt Nam và Lào. Các cửa khẩu này chính là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế biên giới, cùng dịch vụ vận chuyển liên vận giữa 2 nước và nội khối Đông Nam Á.
Để giúp quý khách hàng nắm rõ hơn về vận tải liên vận, cũng như tập quán giao thương với đối tác Lào, Fastrans chia sẻ danh sách cùng đặc điểm của 10 cửa khẩu lớn giữa Lào và Việt Nam qua bài viết sau đây.
Giữa Việt Nam và Lào có 10 cửa khẩu lớn
Chiều dài đường biên giới giữa Việt Nam và Lào khoảng 2,340 km. Do đó, có rất nhiều cửa khẩu được xây dựng, phục vụ hoạt động giao thương ngày càng phát triển. Dưới đây là 10 cửa khẩu lớn nhất trên biên giới Việt-Lào:
1. Cửa khẩu Tây Trang
Vị trí địa lý: Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất bản Ka Hâu xã Na Ư, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Việt Nam. Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang thông thương sang cửa khẩu Pang Hok (còn gọi là cửa khẩu Sop Hun) ở huyện May tỉnh Phongsaly, Lào.
Các mặt hàng được giao dịch chủ yếu qua cửa khẩu này bao gồm xi măng, vật liệu xây dựng, nông – lâm sản, đồ gia dụng; mặt hàng nhập khẩu thì đa số chủ yếu là máy móc, thiết bị và nông sản…
2. Cửa khẩu Lóng Sập
Vị trí địa lý: bản Pa Lá xã Lóng Sập huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La, Việt Nam. Cửa khẩu Lóng Sập đi theo Quốc lộ 43 cách thị trấn Mộc Châu 30km, là nơi giao thương với tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luông Phra Bang (Luang Prabang) của nước bạn Lào.
Khu vực cửa khẩu quốc tế Lóng Sập được định hướng xây dựng là trung tâm kinh tế biên mậu, thương mại, du lịch, dịch vụ, nông nghiệp với các sản phẩm chất lượng cao của Sơn La cũng như của cả khu vực.
3. Cửa khẩu Na Mèo
Vị trí địa lý: Na Mèo là một xã biên giới thuộc huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Đây là nơi thông thương giữa Việt Nam sang cửa khẩu Namsoi của Lào.
Mỗi ngày cửa khẩu Na Mèo đón lượng lớn hàng hóa, phương tiện xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là vật liệu xây dựng, xăng, dầu và các loại phương tiện máy móc phục vụ xây dựng các công trình tại nước bạn Lào (tạm xuất tái nhập). Trong khi đó, hàng nhập khẩu, gồm gỗ xẻ, dược liệu, nông sản và quặng (tạm nhập tái xuất).
4. Cửa khẩu Cầu Treo
Vị trí địa lý: xã Sơn Kim 1 huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam. Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo thông thương sang cửa khẩu quốc tế Namphao ở huyện Khamkheuth tỉnh Bolikhamxai, Lào.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: sắt thép, bánh kẹo, xi măng, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng nông sản… Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là gạo, khí CO2 hóa lỏng, nước tăng lực, đồ điện gia dụng, phân bón, nhãn khô, bánh kẹo, cây vầu, sắn lát khô…
5. Cửa khẩu Cha Lo
Vị trí địa lý: Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo là cửa khẩu quốc tế trên đèo Mụ Giạ tại vùng đất bản Cha Lo xã Dân Hóa huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Nơi đây là địa điểm thông thương sang cửa khẩu Naphao của nước bạn Lào.
Các trục không gian chính của Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo gồm: Trục không gian quốc lộ 12A, quốc lộ 12C và trục không gian đường Hồ Chí Minh.
6. Cửa khẩu Lao Bảo
Vị trí địa lý: Cửa khẩu Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Đây là nơi thông thương với cửa khẩu Den Savanh thuộc huyện Seponh, tỉnh Savannakhet, nằm cạnh sông Sepon của Lào.
Các mặt hàng xuất nhập khẩu, quá cảnh qua Lao Bảo thường là:
Hàng nhập khẩu: trái cây tươi, lợn, trâu bò sống để làm thịt, trái cau tươi; săm lốp; thạch cao tự nhiên, đường cát vàng, linh kiện ô tô…;
Hàng xuất khẩu: hàng bách hóa tổng hợp, hành tỏi, dăm gỗ, linh kiện máy tính, linh kiện mô tô…,
Hàng quá cảnh: máy tính, phụ kiện điện thoại, bảng mạch điện tử, phế liệu giấy, hàng dệt may…
7. Cửa khẩu La Lay
Vị trí địa lý: Cửa khẩu quốc tế La Lay là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất thôn La Lay xã A Ngo huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Đây là nơi thông thương sang cửa khẩu Lalay, huyện Sa Mouay tỉnh Salavan, Lào.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu La Lay đang ngày càng được hoàn thiện. Đây hứa hẹn sẽ là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế của Quảng Trị cũng như miền Trung Việt Nam.
8. Cửa khẩu Nậm Cắn
Vị trí địa lý: Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất làng Tiền Tiêu xã Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Đây là điểm hông thương sang cửa khẩu Namkan tại vùng đất bản Din Dan muang Nong Het tỉnh Xiengkhuang, Lào.
Các mặt hàng chủ lực qua Nậm Cắn: vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, tro bay, dầu thực vật tinh liệu, nhựa đường, thức ăn chăn nuôi, phân lân hữu cơ, dầu diezel dùng cho ô tô, gỗ xẻ các loại, bông cây đót khô, ngô hạt, tinh bột dong riềng, nguyên liệu làm thuốc, bò thịt, quặng sắt chưa nung… và quặng berit.
9. Cửa khẩu Nam Giang
Vị trí địa lý: Cửa khẩu Nam Giang hay cửa khẩu Đăk Ôc là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất xã La Dêê huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Đây là nơi thông thương với cửa khẩu Dak Ta Ook ở Ban Dak Ta Ook muang Dak Cheung tỉnh Sekong, Lào.
10. Cửa khẩu Bờ Y
Vị trí địa lý: Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là cửa khẩu quốc tế tại vùng đất xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Nơi đây thông thương sang cửa khẩu Phoukeua ở muang Phouvong, tỉnh Attapeu, Lào.