Tìm hiểu switch bill of lading là gì trong vận tải quốc tế
Thương mại quốc tế đã trải qua quá trình phát triển rất lâu đời. Trong đó, có một số trường hợp mua bán 3 hay 4 bên diễn ra đòi hỏi bộ chứng từ phải linh hoạt và phù hợp với thực tế giao dịch hàng hóa. Và switch bill of lading được ra đời để phục vụ những hoạt động thương mại phức tạp này. Tuy vậy, vì tính chất phức tạp nên switch bill cần được hiểu rõ trong quá trình sử dụng. Bài chia sẻ dưới đây của Fastrans sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về loại vận đơn này.
Khái niệm swift bill of lading
Vận đơn (Bill of Lading-B/L) là một loại chứng từ do công ty vận chuyển cấp cho người gửi hàng. Nó ghi rõ loại hàng hóa, số lượng và nơi đến của hàng hóa đang được vận chuyển. Vận đơn cũng giống như một biên nhận giao hàng, được sử dụng khi nhà vận chuyển giao hàng đến địa điểm đã thỏa thuận trước.
Switch Bill of Lading được hiểu là một hành động thay đổi thông tin của người gửi hàng (shipper) và người nhận hàng (consignee) trên vận đơn ban đầu. Mục đích của hành động này chủ yếu là để che giấu thông tin của nhà xuất khẩu thực sự với người mua hàng cuối cùng. Switch Bill thường được sử dụng phổ biến trong thương mại mua bán 3 bên.
Nội dung trên Switch bill of lading gồm những gì?
1. Nội dung nào có thể thay đổi trên Switch bill of lading?
Khi thực hiện Switch Bill, có 2 thông tin chính sau đây có thể thay đổi:
– Thông tin về shipper, consignee và notify party. Điều này có nghĩa là bạn có thể cập nhật hoặc sửa đổi thông tin liên quan đến danh tính của những bên liên quan trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
– Mô tả chung về hàng hóa, mà không làm thay đổi hay gây hiểu nhầm về đặc tính cơ bản. Ví dụ, thay vì chỉ ghi “sách” một cách chung chung, bạn có thể điều chỉnh mô tả để cụ thể hơn, chẳng hạn như “sách giáo khoa” hoặc “sách kỹ thuật”. Tuy nhiên, việc thay đổi mô tả chi tiết hơn cần phải chính xác và không gây hiểu lầm về loại hàng hóa đang được vận chuyển.
2. Nội dung nào không thể thay đổi trên Switch bill of lading?
Ngoài 2 nội dung bên trên, các thông tin trên vận đơn ban đầu (Original Bill of Lading) và Switch Bill of Lading phải khớp với nhau. Đặc biệt các nội dung sau không được phép sửa đổi:
– Địa điểm và ngày giao hàng: Đây là thông tin quan trọng để xác định chính xác khi nào và ở đâu hàng hóa được giao nhận
– Chi tiết về hàng hóa: Bao gồm các thông tin như kích thước, trọng lượng của hàng hóa. Những chi tiết này rất quan trọng để đảm bảo hàng hóa được xếp dỡ và vận chuyển một cách an toàn
– Thông tin liên quan đến hàng hóa nguy hiểm: Hàng hóa nguy hiểm yêu cầu các biện pháp xử lý đặc biệt và cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn. Do đó, mô tả hàng hóa nguy hiểm trên vận đơn không được phép thay đổi
– Thông tin liên quan đến hàng hóa cần bảo quản lạnh: Ví dụ, cài đặt nhiệt độ cho hàng hóa cần bảo quản lạnh là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng hàng hóa.
– Thông tin liên quan đến hàng hóa quá khổ, quá tải. Thay đổi thông tin này sẽ ảnh hưởng tới việc sắp xếp xe và phương tiện vận chuyển khi hàng hóa đến cảng đích
– Các điều khoản gốc trên vận đơn: Các điều khoản này là cơ sở pháp lý cho việc vận chuyển hàng hóa và không nên thay đổi để tránh các rủi ro pháp lý và tranh chấp.
Phân tích lợi ích và rủi ro khi dùng Switch bill of lading
Lợi ích của Switch Bill of Lading
Switch Bill of Lading đem nhiều lợi ích nhất cho người trung gian mua hàng ở giữa. Họ có thể sử dụng switch bill để nhận thanh toán từ nhà nhập khẩu trước khi thanh toán cho người vận chuyển hoặc nhà sản xuất ban đầu của hàng hóa.
Lợi ích thứ 2 của Switch Bill of Lading là khi cơ quan hải quan, hoặc người hàng cuối cùng cần thay đổi một số thông tin. Lúc này, Switch Bill sẽ được sử dụng.
Một số rủi ro của Switch Bill of Lading
– Việc vận đơn được switch nhiều lần có thể tạo ra rủi ro người vận chuyển giao hàng cho sai người.
– Các thông tin được cung cấp không chính xác như ngày giao hàng, tên người gửi hoặc người nhận, số lượng, v.v.
– Thay đổi và ảnh hưởng đến điều khoản thẩm quyền xét xử hoặc các mức cước phí khác nhau.
– Switch bill có thể được sử dụng để gian lận trong việc rút tiền từ thư tín dụng hoặc lừa đảo người bán/người mua.
Ví dụ trường hợp dùng switch bill trong thực tế
Ví dụ cụ thể về 1 lô hàng sử dụng Switch B/L:
Bên A: Nhà sản xuất cột đèn đường (Trung Sơn, Trung Quốc)
Bên B: Trung gian (Việt Nam)
Bên C: Nhập khẩu (Dubai)
Vận đơn 1 (ảo):
- Shipper: Nhà sản xuất (bên A)
- Consignee: Trung gian (bên B) hoặc ngân hàng phát hành L/C cho bên B
- Cảng bốc hàng: Trung Quốc
- Cảng dỡ hàng: Việt Nam
Tuy nhiên, hàng thực tế chuyển thẳng đến Dubai theo yêu cầu của bên B.
Vận đơn 2 (Switch từ vận đơn 1):
- Shipper: Trung gian (bên B)
- Consignee: Nhập khẩu (bên C)
- Cảng bốc hàng: Trung Quốc
- Cảng dỡ hàng: Dubai
Sau khi nhận đủ chứng từ, bên B yêu cầu Forwarder Switch B/L và gửi bộ chứng từ mới cho bên nhập khẩu (bên C) để nhận hàng tại cảng Dubai.