Tìm hiểu về thuế nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ

Ấn Độ ngày nay được biết đến không chỉ là quốc gia đông dân nhất thế giới, mà còn là thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư sản xuất và kinh doanh. Dù vậy, những rào cản về thuế quan cũng khiến không ít chủ đầu tư lo ngại khi tiếp cận thị trường Nam Á này. Qua bài viết dưới đây, Fastrans sẽ giới thiệu đầy đủ thông tin về thuế nhập khẩu, cũng như một số đặc điểm về thị trường Ấn Độ.

Tìm hiểu về thuế nhập khẩu tại Ấn Độ

Cách tính thuế nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ

Thuế nhập khẩu Ấn Độ biến động tùy theo loại hàng hóa, xuất xứ và chất liệu của chúng. Để tính toán mức thuế này, chủ hàng cần biết mã HS code (hay HSN) hàng hóa của mình. Đây là mã được sử dụng trong Hệ thống hài hòa hóa được Tổ chức hải quan thế giới phát hành.

Sau đó, chủ hàng cần tham khảo Biểu thuế hải quan Ấn Độ để xác định chính xác các loại thuế hải quan áp dụng. Dưới đây là các loại thuế chính của Ấn Độ:

Loại thuếThuế suấtChú giải
Thuế nhập khẩu thông thường
Basic Customs Duty (BCD)
Từ 0%-100%Được áp dụng cho tất cả các hàng hóa nhập khẩu vào Ấn Độ. Phí thực tế phải trả sẽ phụ thuộc vào nguồn gốc hàng hóa, loại hàng hóa và chất liệu của chúng. Một số mặt hàng như thuốc cứu sinh có thể được miễn thuế – do đó nhận mức thuế BCD là 0%.
Thuế chống trợ cấp
Countervailing Duty (CVD)
Từ 0%-12%Được áp dụng đối với các sản phẩm nhận được lợi ích như giảm thuế hoặc trợ cấp tại quốc gia nơi chúng được sản xuất. Mục đích của nghĩa vụ này là ngăn chặn những sản phẩm này có lợi thế không công bằng so với hàng hóa nội địa Ấn Độ
Thuế bổ sung đặc biệt
Special Additional Duty (SAD)
4%Được áp dụng đối với một số hàng hóa nhập khẩu, trong đó hàng hóa tương đương được sản xuất trong nước sẽ phải chịu thuế bán hàng. Điều này nhằm đảm bảo rằng sản xuất trong nước không gặp bất lợi. SAD được tính trên tổng trị giá tính thuế của hàng hóa cộng với các loại thuế khác phải nộp như BCD, CVD.
Thuế phúc lợi xã hội
Social Welfare Surcharge (SWS)
10%Thuế phục vụ cho mục đích phúc lợi xã hội
Thuế chống phá giá
Anti-dumping Duty
Tùy trường hợpBán phá giá sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp địa phương và do đó sẽ bị chống lại bởi Thuế chống bán phá giá nếu cần thiết.
Thuế hàng hóa và dịch vụ tích hợp
Integrated Goods & Services Tax (IGST)
5%, 12%, 18%, 28%IGST được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu theo một trong 7 mức thuế suất khác nhau và được sử dụng để tạo sân chơi bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa địa phương cũng phải chịu nhiều loại thuế khác nhau.
Phí hải quan
Customs handling fee
1%Ngoài bất kỳ khoản thuế nào khác phải nộp, còn phải trả thêm 1% phí xử lý hải quan.
Danh sách các loại thuế cần phải nộp khi nhập khẩu vào Ấn Độ

Một số đặc điểm về thị trường Ấn Độ

1. Tổng quan về thị trường Ấn Độ

Trong bối cảnh nhiều thách thức trên thế giới như gián đoạn chuỗi cung ứng do hậu quả của đại dịch COVID-19 và cuộc chiến đang diễn ra của Nga ở Ukraine, Ấn Độ vẫn thuộc top những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng. Chính phủ nước này tập trung kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài cho các ngành công nghệ thông tin, phần mềm, dịch vụ kinh doanh, dược phẩm và thiết bị công nghiệp.

2. Yêu cầu nhãn mác hàng hóa

Dán nhãn là một yếu tố quan trọng cần quan tâm khi xuất khẩu sang Ấn Độ. Thông thường, nhãn sẽ được yêu cầu thể hiện bằng tiếng Anh, và là bắt buộc đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu. Nội dung nhãn mác hàng hóa sẽ phụ thuộc tùy vào loại hàng hóa khác nhau, thường bao gồm nội dung sau:

– Tên và địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu
– Tên của hang hóa
– Số lượng tịnh tính theo đơn vị tiêu chuẩn về trọng lượng, số đo (kilogram, meter,…)
– Thời gian sản xuất/nhập khẩu hoặc thời hạn sử dụng

3. Hệ thống phân phối và logistics tại Ấn Độ

Mạng lưới phân phối và hậu cần tại Ấn Độ đã có sự thay đổi kể từ sau đại dịch Covid 19. Các nhà bán hàng ngày càng có xu hướng chuyển sang các doanh nghiệp chuyển phát nhanh và logistics để xử lý các chức năng phân phối và logistics quan trọng, cũng như tìm kiếm những cách hiệu quả hơn để tiếp cận người tiêu dùng.

Hầu hết các công ty Ấn Độ sẽ thuê ngoài dịch vụ logistics về tối ưu hóa hiệu quả trong chuỗi cung ứng. Ấn Độ có tổng cộng 12 cảng biển lớn, với nhiều cải tiến về thủ tục và chất lượng dịch vụ. Theo báo cáo gần đây, thời gian thông quan trung bình của Ấn Độ là 85 giờ, trong khi đó, thời gian thông quan tại các quốc gia châu Á khác chỉ vài giờ. Đây là điểm cần cải thiện tại quốc gia này.

4. Thương mại điện tử tại Ấn Độ

Ấn Độ được biết đến là một trong những quốc gia có nền thương mại phát triển nhanh nhất thế giới. Hoạt động thương mại điện tử tại đây đang gia tăng, cùng với đo là phát triển hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đại dịch Covid 19 cũng thúc đẩy tự tăng trưởng thương mại điện tử Ấn Độ. Tại đây, xu hướng là có một nhà phân phối với sự hiện diện trực tuyến và trang web chuyên dụng, được định vị để tiếp thị sản phẩm thông qua kênh thương mại điện tử, thường mang lại lợi ích.

Leave A Comment

Thông tin liên lạc

Công ty TNHH Vận tải quốc tế Fastrans

Địa chỉ: số 8, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0935 952 699