Vận tải hàng hóa Trung Quốc-Nhật Bản chuyên tuyến

Nếu bạn đang tìm kiếm đại lý gửi hàng hóa từ Trung Quốc sang Nhật Bản uy tín, thì Fastrans chính là lựa chọn hàng đầu. Được thành lập mới mục tiêu thúc đẩy thương mại toàn cầu, Fastrans mang đến giải pháp vận tải chuyên nghiệp nhất. Đối với tuyến từ Trung Quốc đi Nhật Bản, chúng tôi cung cấp cả dịch vụ vận tải biển và vận tải hàng không, đảm bảo đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng.

Fastrans chuyên vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đi Nhật Bản

Fastrans là đại lý vận tải số một tuyến Trung Quốc-Nhật Bản

Fastrans mang đến sự đa dạng trong các giải pháp vận chuyển đối với khách hàng. Với việc tập trung vào nhu cầu cụ thể của từng loại hàng hóa, chúng tôi cam kết cung cấp những phương án vận chuyển phù hợp nhất để đảm bảo sự tiện lợi và hiệu quả cho mọi giao hàng.

1. Vận tải đường biển: giá rẻ, số lượng lớn

Trong trường hợp của hàng hóa bán buôn hoặc hàng dự án với số lượng lớn, Fastrans khuyến nghị khách hàng lựa chọn dịch vụ vận tải đường biển. Loại hình này không chỉ có chi phí thấp mà còn có khả năng vận chuyển hàng hóa lớn. Đặc biệt, với khoảng cách từ Trung Quốc đến Nhật Bản không quá xa, thời gian vận chuyển trên biển chỉ mất khoảng từ 7 đến 10 ngày.

Tại Trung Quốc, chúng tôi có trụ sở tại tất cả các cảng chính như: Xingang, Tianjin, Qingdao, Dalian, Lianyungang, Ningbo, Shanghai, Shekou, Shenzhen, Nansha, Huangpu, Xiamen, Fuzhou, Hongkong,… Từ các cảng biển của Trung Quốc, Fastrans sẽ sắp xếp vận chuyển tới cảng Kobe, Nagoya, Osaka, Tokyo, Yokohama, Moji, Sendai, Hakata của Nhật Bản.

2. Vận tải hàng không: nhanh chóng, hỏa tốc

Với những đơn hàng cần giao gấp hoặc có giá trị cao, việc sử dụng dịch vụ vận tải hàng không là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, điều này thường đi kèm với chi phí cao. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phát triển, vận tải hàng không đang trở thành xu hướng phổ biến, đặc biệt với các giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử.

Thời gian vận chuyển hàng không từ Trung Quốc sang Nhật Bản thường chỉ mất từ 1 đến 3 ngày. Trung Quốc với hệ thống sân bay phủ rộng lớn có thể đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu vận chuyển. Ở phía ngược lại, Nhật Bản cũng có nhiều sân bay quốc tế như Tokyo, Osaka, Fukuoka, Tokoname (Nagoya), Chitose.

Một số lưu ý về thuế và thủ tục nhập khẩu vào Nhật Bản

1. Quy định về thủ tục hải quan

Tất cả lô hàng muốn nhập vào Nhật Bản cần phải khai báo hải quan, xin giấy phép bởi cơ quan có thẩm quyền, và thanh toán thuế hải quan và thuế tiêu thụ (nếu có). Thông thường, các đơn hàng đầu tiên sẽ gặp khó khăn về vấn đề thủ tục do cơ quan quản lý thường kiểm soát rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp, thương nhân nên thuê một đơn vị logistics hoặc đại lý hải quan như Fastrans để giúp thuận lợi hóa thủ tục nhập khẩu.

Tờ khai hải quan bắt buộc phải thể hiện chi tiết về số lương và trị giá nhập khẩu. Chứng từ bao gồm: hóa đơn (invoice), phiếu đóng gói (Packing list), vận đơn (Bill of Lading), chứng từ bảo hiểm và giấy chứng nhận xuất xứ. Ngoài ra một số loại tài liệu khác cũng có thể cần đến. Ví dụ hàng hóa cần giấy phép nhập khẩu hoặc giấy chứng nhận sức khỏe.

Trước đây, thời gian thông quan trung bình tại Nhật Bản là 2-3 ngày đối với hàng hóa đường biển và 1 ngày đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không. Tuy nhiên, với việc áp dụng hệ thống Nippon Automated Cargo Clearance System (NACCS) giúp việc thông quan có thể được thực hiện trực tuyến, rút ngắn rất nhiều thời gian xử lý thủ tục xuất nhập khẩu.

2. Các mặt hàng bị cấm nhập khẩu vào Nhật Bản

Nhật Bản nghiêm cấm nhập khẩu ma túy và các dụng cụ liên quan, súng, các bộ phận và đạn dược của súng, thuốc nổ và thuốc súng, các vật liệu tiền chất cho vũ khí hóa học, vi khuẩn có thể được sử dụng cho khủng bố sinh học, hàng giả mạo hoặc tiền xu hoặc tiền giả mạo, vật liệu khiêu dâm, hoặc hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Các mặt hàng khác cũng bị hạn chế bao gồm một số sản phẩm nông sản và thịt, các loài có nguy cơ tuyệt chủng và sản phẩm như ngà voi, phần cơ thể và lông của động vật mà thương mại bị cấm bởi các hiệp ước quốc tế.

Ngoài ra, Nhật Bản áp đặt hạn chế đối với việc bán hoặc sử dụng một số sản phẩm liên quan đến sức khỏe như sản phẩm y tế, dược phẩm, sản phẩm nông nghiệp và hóa chất. Đối với những sản phẩm này, hải quan Nhật Bản sẽ xem xét và đánh giá sản phẩm để xác định tính phù hợp cho việc nhập khẩu trước khi gửi hàng đến Nhật Bản. Cũng cần lưu ý rằng xà phòng, dầu gội, kem đánh răng, thuốc nhuộm tóc và các vật dụng cá nhân khác có thể thuộc vào loại “sản phẩm gần giống thuốc” hoặc mỹ phẩm (tùy thuộc vào thành phầm của sản phẩm).

3. Nhật Bản là thị trường tiềm năng về E-Commerce

Nhật Bản là thị trường thương mại điện tử (E-Commerce) lớn thứ tư trên thế giới sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Theo đó, người tiêu dùng Nhật Bản thường xuyên mua sắm trực tuyến xuyên biên giới, với trị giá 2,5 tỷ đô la từ các cửa hàng trực tuyến vào năm 2022, tăng 5,9% so với năm trước, cho thấy rằng người tiêu dùng Nhật Bản đang mua nhiều sản phẩm không chỉ từ các cửa hàng trực tuyến Nhật Bản mà còn từ các nhà bán lẻ trực tuyến toàn cầu. Thị trường thương mại điện tử cho khối Doanh nghiệp đến Doanh nghiệp (B2B) của Nhật Bản cũng được ước tính là 3 nghìn tỷ đô la dựa trên tổng số giao dịch thương mại giữa các công ty trong tất cả các ngành công nghiệp ở Nhật Bản.

Leave A Comment

Thông tin liên lạc

Công ty TNHH Vận tải quốc tế Fastrans

Địa chỉ: số 8, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0935 952 699