Thị trường Campuchia: thuế và thủ tục nhập khẩu mới nhất
Nếu bạn đang có nhu cầu mở rộng kinh doanh tại thị trường Campuchia, bài viết dưới đây của Fastrans chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thương mại và vận tải quốc tế, Fastrans có sự hiểu biết nhất định về thị trường quốc tế, đặc biệt là nước láng giếng Campuchia. Dưới đây là những chia sẻ của chúng tôi về quy định nhập khẩu, và thuế quan tại Campuchia. Rất mong thông tin hữu ích và giúp quý khách hàng trong việc triển khai kế hoạch kinh doanh.
Tổng quan về thị trường tiêu dùng tại Campuchia
Campuchia là một nền kinh tế có tốc độ phát triển thuộc top nhanh nhất thế giới trong khoảng 2 thập niên trở lại đây. Với mức thu nhập bình quân đầu người khoảng 1,800 USD/người/năm, giúp quốc gia này tham gia vào nhóm các quốc giá có mức thu nhập trung bình thấp. Đồng nghĩa là sức mua và tiêu dùng của thị trường này là rất tiềm năng.
Một số lĩnh vực được kỳ vọng sẽ rất tiềm năng tại Campuchia: giáo dục; nông nghiệp và chế biến thực phẩm; xây dựng, kiến trúc và kỹ thuật; hàng hóa, thiết bị gia dụng; F&B; dược phẩm, vật tư y tế, trang thiết bị y tế; du lịch; ô tô; và thiết bị phát điện/năng lượng.
Tìm hiểu về thuế nhập khẩu và các quy định tại Campuchia
1. Thuế nhập khẩu tại Campuchia
Hiện nay, Campuchia là thành viên của 2 trong những tổ chức quan trọng nhất thương mại toàn cầu: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO). Do đó, thuế nhập khẩu phải tuân thủ nguyên tắc GATT/WTO, và được tính dựa trên HS code theo tiêu chuẩn chung của Hải quan thế giới.
Ngoài ra, Campuchia cũng đã thực hiện nhiều tiến bộ trong hoạt động xuất nhập khẩu: tinh giản và điều chỉnh thủ tục hải quan theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong đó, cơ chế một cửa (Single Window) là một sự thành công lớn của Campuchia cũng như các nước thành viên Asean khác. Dưới cơ chế một cửa, hàng hóa nhập khẩu chỉ bị kiểm tra bởi một cơ quan liên bộ, giúp tinh giản thủ tục hải quan và giảm bớt sự phức tạp và yêu cầu giấy tờ.
2. Bộ chứng từ nhập khẩu vào Campuchia gồm những gì?
Theo quy định của pháp luật Campuchia, đơn vị xuất khẩu/nhập khẩu cần phải xuất trình bộ chứng từ bao gồm:
- Vận tải đơn: bill of lading, airway bill hoặc truck way bill
- Phiếu đóng gói: packing list
- Hóa đơn thương mại: commercial invoice
- Chứng thư bảo hiểm
- Một số chứng từ khác về chất lượng, xuất xứ hàng hóa
3. Tiêu chuẩn áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu
Năm 2007, Campuchia ban hành Luật về Tiêu chuẩn nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời quản lý và nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo một nền thương mại công bằng và đơn giản hóa. Mỗi một loại sản phẩm, dịch vụ đều có tiêu chuẩn riêng và bắt buộc, mang lại lợi ích tối đa cho sự an toàn của cả công cộng.
Một số tiêu chuẩn cần lưu ý:
– Là một thành viên của ASEAN, Campuchia tuân theo quy định về điều hòa tiêu chuẩn của ASEAN. Theo đó, ASEAN yêu cầu các nước thành viên áp dụng tiêu chuẩn của châu Âu
– Tiêu chuẩn USFMVSS theo ký kết giữa Campuchia và Hoa Kỳ
– Bộ Y tế có trách nhiệm quy định các tiêu chuẩn, kiểm soát chất lượng, phân phối và yêu cầu về nhãn hiệu cho thuốc, trang thiết bị y tế và mỹ phẩm.
– Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm nông nghiệp.
– Hội đồng Tiêu chuẩn Quốc gia (The National Standards Council-NSC) đứng đầu trong việc phối hợp trong việc phát triển các tiêu chuẩn khác liên quan đến kỹ thuật.
Một số hàng hóa bị hạn chế hoặc cấm nhập khẩu vào Campuchia
Campuchia có quy định về cấm và hạn chế một số mặt hàng. Ngoài ra, một số hàng hóa có thể được nhập khẩu tạm thời. Các mặt hàng này cần được xuất khẩu lại trong vòng một năm kể từ ngày nhập khẩu. Thời hạn này có thể được kéo dài bởi cơ quan hải quan nếu được yêu cầu và được chính phủ cho phép. Các hàng hóa có thể được miễn thuế một phần hoặc toàn bộ từ việc thanh toán thuế nhập khẩu và thuế.