Thủ tục hải quan hàng hóa quá cảnh mới nhất (update 2024)
Việt Nam có một vị trí chiến lược khi nằm ở trung tâm bán đảo Đông Dương, có vai trò quan trọng trong việc kết nối kinh tế vùng. Chính vì vậy, có rất nhiều hàng hóa của các nước láng giềng lựa chọn quá cảnh qua Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia và cả Thái Lan nữa. Vậy hàng hóa quá cảnh là gì? Thủ tục cho hàng hóa quá cảnh như nào? Mọi thắc mắc sẽ được Fastrans giải đáp rõ ràng và đầy đủ.
Hiện nay, dịch vụ quá cảnh hàng hóa đang được Fastrans đẩy mạnh và có nhiều ưu đãi. Với thế mạnh trong việc xin giấy phép quá cảnh, cùng dịch vụ vận tải liên vận top đầu, Fastrans luôn là lựa chọn số một của nhiều khách hàng trong và ngoài nước.
Tìm hiểu hàng hóa quá cảnh là gì?
Khái niệm quá cảnh hàng hóa được hiểu là vận chuyển hàng hóa từ một nước sang nước khác, nhưng có qua lãnh thổ Việt Nam trong một thời gian. Các hoạt động như là truyền tải, lưu kho, phân tách đơn hàng và những hoạt động khác cũng được tính là quá cảnh hàng hóa.
Một ví dụ về hàng hóa quá cảnh: thương nhân Lào nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia với số lượng là 1 container 40HC. Vì Lào không có biển, nên để vận chuyển lô hàng này cần phải đưa hàng hóa về cảng Hải Phòng của Việt Nam trước, sau đó tiếp tục vận chuyển hàng hóa qua Lào. Việc vận chuyển hàng hóa từ Malaysia đi Lào, qua lãnh thổ Việt Nam được gọi là quá cảnh hàng hóa. Với những trường hợp như trên, các chủ hàng cần liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ quá cảnh hàng hóa uy tín như Fastrans.
Tìm hiểu về thủ tục quá cảnh hàng hóa
1. Địa điểm khai hải quan
Hàng hóa quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng. Một số nguyên tắc khi thực hiện quá cảnh hàng hóa:
– Tuân thủ những quy định của hải quan và các quy định pháp luật khác có liên quan
– Số lượng, chủng loại hàng hoá vận tải qua cửa khẩu cuối cùng phải đúng như số lượng, chủng loại hàng hoá qua cửa khẩu đầu tiên
– Nếu hàng hoá quá cảnh cần lưu kho, lưu bãi thì phải được các cơ quan có thẩm quyền cho phép về thời gian, địa điểm, và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
2. Hồ sơ hải quan gồm những gì?
– Tờ khai vận chuyển độc lập (OLA) hoặc chứng từ thay thế tờ khai vận chuyển theo mẫu do Bộ Tài chính ban
– Bản kê chi tiết hàng hóa quá cảnh theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
– Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, hàng hóa quá cảnh vận chuyển bằng đường bộ đóng chung với hàng nhập khẩu: 01 bản chụp;
– Giấy phép quá cảnh theo quy định của pháp luật; giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
Tờ khai OLA là gì?
Như đề cập ở trên, một bộ hồ sơ đầy đủ cho hàng hóa quá cảnh yêu cầu phải có tờ khai vận chuyển độc lập (OLA). Theo quy định, OLA là tờ khai được thực hiện cho hàng hóa xuất nhập khẩu và các loại hình khác đang chịu sự giám sát và cần sự cấp phép của Hải quan Việt Nam để được vận chuyển hàng hóa giữa 2 địa điểm lưu giữ hàng hóa.
Khi nào cần làm tờ khai OLA:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được phép chuyển cửa khẩu theo quy định tại Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP
– Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu đến kho ngoại quan/CFS/kho bảo thuế/các khu phi thuế quan và ngược lại
– Hàng hóa vận chuyển giữa các khu phi thuế quan
– Hàng hóa vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
Một số lỗi thường mắc phải khi quá cảnh hàng hóa
– Quá cảnh hàng hóa theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép
– Chuyển khẩu hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định
– Chuyển khẩu/quá cảnh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh chuyển khẩu
Khi vi phạm các lỗi trên, doanh nghiệp có nguy cơ bị phạt từ 10,000,000 đến 80,000,000 triệu đồng, tùy thuộc vào lỗi và giá trị hàng hóa.